TIN TỨC
 Tải tài liệu
 Thống kê
 Trực tuyến: 0004
 Lượt truy cập
 -- Liên kết website --
TIN TỨC » Tin tức HVACR
ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ BẰNG NĂNG LƯỢNG TỪ LÒNG ĐẤT 11:25 | 21/05/2012
Các tính toán mô phỏng với điều kiện thực tế ở Hà Nội, phương pháp dùng địa nhiệt cho phép tiết kiệm được 37% năng lượng điện tiêu thụ so với hệ thống điều hòa không khí hiện nay.
Các tính toán mô phỏng với điều kiện thực tế ở Hà Nội, phương pháp dùng địa nhiệt cho phép tiết kiệm được 37% năng lượng điện tiêu thụ so với hệ thống điều hòa không khí hiện nay.
alt
Đo nhiệt từ các giếng khoan tại Hà Nội.
Giải pháp này hạn chế tối đa lượng khí thải làm ô nhiễm môi trường xung quanh, tiết kiệm năng lượng, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhờ công nghệ bơm nhiệt đất.
Hàng trăm điểm xuất lộ nước nóng
Ở độ sâu 100m, nhiệt độ chênh so với mặt đất khoảng 3oC, ở độ sâu 1.000m chênh 30oC và 3.000m sẽ chênh 100oC, TSKT Trần Tân Văn - Phó Viện trưởng Viện Địa chất Khoáng sản (Bộ TN-MT) cho biết, tận dụng nguồn nhiệt này có thể biến chúng thành điện năng phục vụ cho các hộ gia đình, khu dân cư...
Trong các đợt khảo sát, khoan thăm dò dầu khí trước đây ở Việt Nam, các nhà khoa học thuộc Viện Địa chất Khoáng sản đã phát hiện hàng trăm điểm xuất lộ nước nóng từ 40oC - 100oC, kết quả phân tích mẫu nước bằng địa nhiệt kế cũng cho thấy nhiệt độ các nguồn địa nhiệt từ 120oC - 200oC.
Ở Đồng bằng sông Hồng các nhà khoa học đã tiến hành khoan một số lỗ khoảng 100-200m mức chênh lệch là hơn 100oC. Một số nơi nguồn nước có nhiệt độ lên đến khoảng 40 - 60oC.
Quá trình khoan thăm dò tại Hải Dương, Hưng Yên ở độ sâu 100-200m nhiệt độ nước đạt khoảng 100oC, kết quả do TT Quy hoạch và điều tra tài nguyên nước (Bộ TN-MT) khảo sát. Sử dụng nguồn năng lượng này rất an toàn, hầu như không có tác động về môi trường, theo TS Trần Tân Văn.
Viện Địa chất (Viện KH-CN Việt Nam) cũng xác định ở một số nơi có dòng nhiệt cao: Huế: 106 - 143 mW/m2, Quảng Ngãi: 90 - 120 mW/m2, Kon Tum: 86 - 108 mW/m2, đều gắn với các cấu trúc địa chất kiến tạo hoạt động và có nhiều điểm xuất lộ nước nóng trên mặt.
Ở các vùng núi lửa hoạt động, với độ sâu 1.000 – 2.000 km tồn tại các bồn nhiệt cao khoảng 200 - 300oC đã được khai thác để phát điện ở hơn 20 nước (Mỹ, Philippines, Indonesia,…) với tổng công suất khoảng 10 GW.
Công nghệ bơm nhiệt đất
Trên thế giới, khai thác địa nhiệt phục vụ cuộc sống đã được nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn. Trong đó công nghệ bơm nhiệt đất (Ground Source Heat Pump - GSHP) để điều hòa không khí từ quy mô gia đình đến quy mô công nghiệp được sử dụng rất rộng rãi, TS Trần Tân Văn cho biết.
alt
Hình minh họa cho công nghệ nhiệt địa trong các tòa nhà

Nguyên lý thực hiện phương pháp này là khoan 2 lỗ khoan: 1 lỗ để bơm nước lạnh xuống và lỗ khoan lấy nước nóng lên và chuyển hóa thành điện năng.
Kết quả nghiên cứu của Viện tại vùng Đồng bằng Sông Hồng cho thấy: “Tầng trung hòa nhiệt ổn định 25 - 26oC phân bố ở độ sâu dưới 10 -15m, rất thuận lợi cho việc áp dụng công nghệ bơm nhiệt đất (GSHP)”, ông Đoàn Văn Tuyến - Phòng Địa vật lý (Viện Địa chất) nói.
Các tính toán mô phỏng công nghệ này với điều kiện thực tế ở Hà Nội cho phép tiết kiệm được 37% năng lượng điện tiêu thụ so với hệ thống điều hòa không khí hiện nay.
Các nước di đầu trong việc khai thác nguồn năng lượng này là Mỹ, Trung Quốc, Philippines… với công suất khoảng hơn 20.000 MW, chứng tỏ đây là một giải pháp tiết kiệm năng lượng và giảm khí phát thải CO2 hiệu quả nhất. Nếu nguồn nước đó có chứa khoáng chất có thể làm thành cơ sở điều dưỡng hoặc sấy nông sản…
“Chỉ cần khoan vài lỗ khoan sâu khoảng 5.000m đủ để phục vụ cả khu đô thị bằng nguồn năng lượng sạch, an toàn”, TS Trần Tân Văn khẳng định.
Các tin khác:
CÁC THIẾT BỊ TRONG HỆ THỐNG CHILLER VÀ KHẢO SÁT CHILLER MÃ HIỆU CGWP CỦA HÃNG TRANE  (21/05/2012)
Thông gió kín cho phòng tắm giúp giảm nấm mốc  (21/05/2012)
Chống nóng... tiết kiệm điện  (21/05/2012)
Cách dùng máy lạnh, quạt điện để tránh bị ốm  (21/05/2012)
MỘT SỐ LƯU Ý KHI LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ  (21/05/2012)
Vì sao châu Âu hạn chế sử dụng R134A ?  (21/05/2012)
CÔNG NGHIỆP HVACR: ĐA DẠNG HAY CHUYÊN BIỆT  (21/05/2012)